Điểm đặc biệt là không phải vùng biển nào ở Việt Nam cũng cho bạn nhiều những trải nghiệm như vậy. Để làm chuyến xê dịch đến Nha Trang hè này của bạn thêm trọn vẹn, đừng bỏ qua chuỗi bài viết Kinh nghiệm khám phá Nha Trang từ An Nam Tour nhé.

Tip 1: Tìm hiểu về khu vực mình sẽ trải nghiệm lặn biển hoặc đi bộ dưới đáy biển

Nha Trang có những khu bảo tồn biển gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung và cả Hòn Nội (Đảo Yến)… và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160 km², trong đó có khoảng 38 km² mặt đất và 122 km² vùng nước xung quanh các đảo.

lan-bien-nha-trang-1.jpg (147 KB)

Hệ sinh thái san hô và sinh vật biển ở những khu bảo tồn này được đánh giá là môi trường có nguồn đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam.

lan-bien-nha-trang-2.jpg (102 KB)

Trải nghiệm lặn biển hoặc đi bộ dưới đáy biển ở Nha Trang, bạn sẽ có cơ hội thỏa sức khám phá và tận mắt ngắm nhìn những rạn san hô hình thù độc đáo, những loài sinh vật biển phong phú cả về kích thước và màu sắc. Xuống càng sâu, sự kỳ bí của đại dương sẽ càng thu hút bạn. Lúc này chớ quên bỏ lỡ những khoảnh khắc thú vị để khoe với bạn bè nhé.

Tip 2: Thời điểm thích hợp để lặn

Khí hậu đại dương ở Nha Trang khá ôn hoà, có sự kết hợp của hai dòng hải lưu nóng và lạnh quanh năm nên rất thích hợp cho các hoạt động trên biển và thám hiểm đáy biển. Tuy nhiên nếu bạn muốn có sự trải nghiệm thú vị và an toàn thì nên chọn vào đầu mùa hè từ tháng 3 đến hết tháng 8.

lan-bien-nha-trang-3.jpg (159 KB)

Xem thêm: Du lịch nha trang mùa nào đẹp nhất?

lan-bien-nha-trang-4.jpg (166 KB)

Một lưu ý quan trọng nữa, bạn nên tham gia lặn biển sau khi kết thúc bữa ăn chừng 1 – 2h để tránh thay đổi áp suất đột ngột khi xuống nước.

Tip 3: Tìm hiểu triệu chứng rối loạn dưới nước thường gặp - Hội chứng giảm áp

Hội chứng giảm áp bao gồm các rối loạn bệnh lý xảy ra khi giảm nhanh áp suất bên ngoài cơ thể đưa đến tình trạng các chất khí đã được bão hòa trong máu ở áp suất cao (chủ yếu là Ni-tơ) sẽ trở nên dư thừa và tạo ra các bọt khí trong lòng mạch và trong các tổ chức của cơ thể làm cho tuần hoàn bị ngưng trệ.

lan-bien-nha-trang-5.jpg (938 KB)

Hội chứng giảm áp là gì ?

Khi hội chứng giảm áp có các biểu hiện nặng mà chúng ta không cấp cứu kịp thời hay chữa trị quy chuẩn thì người bệnh sẽ bị di chứng tàn phế suốt đời. Thế nên, nếu không cẩn thận thì một cuộc lặn du lịch có thể biến bạn từ một đại gia thành một nô lệ của xe lăn. Nên trước khi lặn, bạn nên tìm hiểu kĩ những biểu hiện của bệnh giảm áp để trách mắc phải những rủi ro không đáng có nhé !

Thông thường khi ở trên bờ, chúng ta chỉ chịu tác động một áp suất không khí vào khoảng 1atm (760mmHg). Khi xuống nước thì phải “cõng” trên mình không những toàn bộ không khí trên bờ mà còn một khối lượng nước của biển. Khối lượng nước này chính là áp suất tăng thêm. Cứ xuống sâu 10m thì áp suất tăng thêm 1atm. Càng xuống sâu thì áp suất của nước biển càng lớn. Nếu cảm thấy sức khỏe không tốt trong khi lặn hoặc khi lặn xuống quá sâu cảm thấy ngợp thì nên giữ khoảng cách hợp lý để an toàn hơn khi lặn biển.

lan-bien-nha-trang-6.jpg (83 KB)

Lặn biển biển bằng bình dưỡng khí trên bãi biển nha trang

Khi xuống sâu, chúng ta phải nổi lên từ từ theo quy trình hướng dẫn. Nhưng trong một số trường hợp, người lặn đã vi phạm quy tắc này, dẫn đến sự giảm áp suất quá đột ngột làm cho bệnh giảm áp xuất hiện: Trong lòng mạch của những bệnh nhân xuất hiện rất nhiều bọt khí do giảm áp gây ra.

Biểu hiện đặc thù là ngứa da và đau khớp ngay sau khi lên bờ: Ngứa da vùng thân mình, Đi kèm với ngứa da là các ban xuất huyết trên da nổi vằn tím đỏ rất điển hình và dễ phát hiện. Khớp đau thường là đau ở khớp cổ tay, khuỷu, gối, háng, cổ chân làm suy giảm vận động. Trong trường hợn nặng, có thể bị liệt nửa người bên đối diện, bị liệt hai chi dưới. Bệnh nhân có thể bị chảy máu phổi, nhồi máu cơ tim, sốc và tử vong do không cấp cứu kịp thời.

Có một điều không may là điều trị bệnh giảm áp phải cần tới các bệnh viện đặc biệt có trang bị chuyên khoa như buồng tăng áp ở Viện Bỏng Quốc gia, Bệnh viện 108, Viện Y học biển Việt Nam, Trung tâm cao áp Khánh Hoà... Nhưng những địa điểm này lại quá xa bãi tắm hay công trường lao động. Việc sơ cứu phải làm kịp thời ngay tại chỗ. Vì thế cấp cứu cứu sống tính mạng bệnh nhân là điều cần trước hết. Chúng ta cần làm như sau:

  1. Cởi bỏ toàn bộ trang bị lặn cho người bệnh dễ thở. Những bộ quần áo lặn thường có nhiều dụng cụ và bó sát người nên gây cản trở cho việc hô hấp.
  2. Đặt người bệnh nằm ngửa trên nền cứng, nghiêng đầu nếu người bệnh có biểu hiện lơ mơ hoặc đau đầu. Nằm ngửa sẽ duy trì tốt huyết áp và lưu lượng máu cho não bộ.
  3. Truyền ngay dịch cho người bệnh nếu có điều kiện. Dịch truyền được chọn là dịch muối đẳng trương. Không truyền đạm hay bất cứ một dung dịch dinh dưỡng nào khác chỉ làm cho bệnh thêm nặng.
  4. Vận chuyển người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt và chuyển đến cơ sở có trang bị chuyên dụng thật nhanh. Nhất là với các trường hợp nặng. Vậy nên tìm cách phòng ngừa ngay bây giờ nhé!

Tip 4: Cần chuẩn bị những gì khi lần đầu tiên đi lặn

Hầu hết tất cả những gì cần cho một chuyến thám hiểm hay dạo chơi đáy biển khi mua tour đi bộ dưới đáy biển của An Nam đó là nhà tour đã chuẩn bị trước cho bạn tất cả thiết bị, nhưng cũng cần lưu ý: Chuẩn bị cho mình một tâm lý thật thoải mái. Đại dương là một thế giới vô cùng rộng lớn và hoàn toàn khác với nơi bạn đã sinh sống hay hít thở mỗi ngày. Hãy tôn trọng và luôn theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn hoặc huấn luyện viên.

lan-bien-nha-trang-7.jpg (223 KB)

Thứ hai, bạn cần có sức khoẻ tốt khi tham gia các tour lặn biển hay tham quan đáy biển trong ngày. Vì áp suất nước và không khí khác nhau, nếu bạn có vấn đề về sức khoẻ như huyết áp và tim mạch thì hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ hoặc huấn luyện viên trước khi tham gia.

Tip 5: Đặt dịch vụ

Để tiến hành đặt tour, bạn có thể liên hệ ngay qua số hotline: +84 903 223 235 hoặc gửi mail cho An Nam Tour tại info@annamtourist.com để được tư vấn kỹ hơn. 

lan-bien-nha-trang-8.jpg (212 KB)

Bài viết có liên quan