Xem thêm:

Di tích văn hoá Rắc Lây

Dân tộc Raglai hiện có khoảng 130.000 người sinh sống chủ yếu trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận và một số ít tại tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, tỉnh Ninh Thuận chiếm gần 60% - với gần 60.000 người sinh sống. Tuy nhiên Khánh Hoà hiện đang là địa bàn tập trung cho việc bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể của những đồng bào dân tộc thiểu số Raglai ở Khánh Sơn.
Để có thể trải nghiệm và khám phá được nhiều hơn, bạn có thể đến tham quan khu du lịch sinh thái YangBay. Hiện ở đây đang lưu trữ nhiều di tích văn hoá phi vật thể như : đàn đá và cồng chiêng Tây nguyên


van-hoa-rac-lay-1.jpg (80 KB)

Di tích văn hoá Champa

Di tích văn hoá Champa nổi tiếng với các toà tháp đền đài dọc khu vực từ thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) đổ vào miền trong.

di-tich-cham-pa.jpg (256 KB)

Hiện nay, di tích Champa nổi tiếng nhất Nha Trang được biết đến với tên gọi: Tháp Bà Ponagar hay Tháp Thiên Y Ana.

thap-ba-ponagar-nha-trang.jpg (1.63 MB)

Đình Phú Cang

Theo Wiki, Đình Phú Cang nằm trên địa phận xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, trên đường ra đảo Điệp Sơn - Hòn Bịp. Đình toạ lạc trong một khuôn viên rộng, thoáng, có diện tích 1.700m2, và bài trí nội thất theo kiểu thường thấy ở các đình quê. Đây là một ngôi đình kiểu mẫu làng quê mộc mạc nhưng lại có vị trí quan trọng trong cuộc sống của người dân và là nơi lưu giữ rất nhiều câu chuyện kể đời thường dung dị ý nghĩa, vẫn còn đó theo dòng thời gian.

Quá trình hình thành ngôi đình gắn với thời kỳ đầu người Việt khai khẩn, lập làng vào thế kỷ 17-18. Ngôi đình chính dài 8m, rộng 9m gồm 3 gian, kết cấu theo kiểu tứ trụ với 16 cột gỗ, phân bố 4 hàng, vị trí đều nhau. Đình có bàn thờ thần, bàn thờ bà Thiên Y A Na và bài vị phó tướng Trần Đường - người tập hợp nhân dân theo lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi đánh Pháp trên địa phận tỉnh Khánh Hòa. Mặt trước đình, phần trên cửa có chạm khắc nổi hình linh vật và nhiều hoa văn tinh xảo, trên cửa chính gắn tấm đại tự lớn bằng gỗ chạm 3 chữ: "Phú Cang Đình". Đình được tặng nhiều sắc phong, tặng vật quý trong đó có sắc phong Thượng Đẳng Thần ghi nhớ công đức của vị Thành Hoàng; một quả chuông cổ và một chiếc trống lệnh.

dinh-phu-cang-nha-trang.jpg (98 KB)

Lăng Bà Vú

Lăng Bà Vú tọa lạc tại P.Ninh Hiệp, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa). Đây là công trình kiến trúc chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Nói đến lăng Bà Vú người ta thường nhớ đến câu chuyện về người phụ nữ đã có nhiều công lao với vua Gia Long trong thời kỳ chinh chiến ở miền Nam. 

lang-ba-vu-nha-trang.jpg (488 KB)

Truyền thuyết của nhân dân trong vùng kể lại rằng, thuở trước, khi chúa Nguyễn Ánh đang lúc gian nan và khốn khó, một lần bị quân Tây Sơn đánh bại và truy đuổi gắt gao, quân lính theo hầu không còn mấy người, lương thực cạn kiệt, những tưởng rằng phải bỏ xác lại nơi này, may sao có một người phụ nữ nhà khá giả ở thôn Mỹ Hiệp (Ninh Hòa) thương tình cho ăn, lại chỉ đường cho trốn chạy thoát được vào Nam. Nhiều năm sau, khi đã chiến thắng được triều Tây Sơn và lên làm vua, nhớ lại công ơn của người đã cứu giúp năm nào, nhà vua bèn sai người về báo đáp thì người xưa đã không còn nữa. Ðể ghi nhớ công ơn của bà, nhà vua xuống chiếu phong tặng cho bà là Nhũ mẫu, đồng thời truyền thợ giỏi đang xây dựng cung điện ở Huế và thợ khéo ở Khánh Hòa đến thôn Mỹ Hiệp để xây lăng cho bà.

Thành cổ Diên Khánh và Nhà Thờ Hà Dừa

nha-tho-ha-dua.jpg (154 KB)

Thành Diên Khánh là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng tại thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Hiện nay, thành cổ Diên Khánh vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ ban đầu, một địa điểm hấp dẫn các du khách đến Khánh Hòa. Nó được xây bởi phe chúa Nguyễn trong thời kỳ chiến tranh với Tây Sơn. Thành Diên Khánh nằm cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Tây, bên phải quốc lộ 1. Diện tích khoảng 36.000 m², là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17 - thế kỷ 18 ở Tây Âu. 

thanh-co-dien-khanh.jpg (59 KB)

Trước đây trong thành có hoàng cung, bên trái là dinh Tuần Vũ, phía sau là dinh Án Sát, sau nữa là dinh Lãnh Binh, phía dưới là dinh Tham Tri, có nhà kho, nhà lao kiên cố. Khi xây xong, thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Theo một số tư liệu cũ, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh ám sát, nhà kho. Thành Diên Khánh cũng có thời kỳ trở thành tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương, Khánh Hòa trong những ngày đầu chống Pháp.

Bên ngoài thành có hào nước sâu từ 3 đến 5 m, rộng từ 20 đến 30 m bao quanh. Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa Ðông - Tây - Tiền (phía Nam) - Hậu (phía Bắc). Đi từ hướng quốc lộ 1 có một con đường độc đạo nối của Đông và cửa Tây của thành. 

thanh-co-dien-khanh-1.jpg (61 KB)

Con đường chạy vòng bên ngoài thành nối quốc lộ 1 và của Tây có tên là Mã Xá. Đối diện và cách cửa Tây khoảng 200 m, là Nhà thờ Hà Dừa. Nhà thờ Hà Dừa được cho là do các nhà truyền đạo xây và những năm 1800 và Gác chuông được xây thêm vào năm 1917 bởi người Pháp.

Di tích lịch sử Am Chúa

Am Chúa là một di tích lịch sử văn hoá (LSVH) lâu đời của xứ Trầm Hương, gắn liền với tục thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Cùng với truyền thuyết về Thiên Y Thánh Mẫu, di tích Am Chúa đã thể hiện rõ nét sự giao lưu văn hoá Việt - Chăm.

am-chua.jpg (317 KB)

Am Chúa nằm trên lưng chừng núi Đại An (còn gọi là núi Dưa), thuộc thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh.

Am Chúa được xây dựng năm nào không rõ, nhưng trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay am đã là một nơi thờ phụng trang nghiêm, tôn vinh huyền sử về Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Đường lên Am Chúa với hơn 100 bậc tam cấp đã được lát đá hoa cương. Sau khi qua cổng tam quan, du khách sẽ đến Am Chúa. Cấu trúc của Am Chúa có bái đường và chính điện. Trên nóc bái đường và chính điện đều có đắp nổi hình tứ linh “Long, Ly, Quy, Phụng”. Ở gian bái đường còn đắp nổi đôi câu đối bằng chữ Hán ghi lại sự tích Bà Thiên Y A Na. Giữa chính điện là khám thờ Bà Thiên Y A Na, 2 bên thờ tả, hữu ban liệt vị.

Tại Am Chúa vẫn còn giữ được nhiều sắc phong của triều đình nhà Nguyễn, trong đó có sắc phong của vua Tự Đức cho phép thờ phụng Bà Thiên Y A Na là “Hồng Nhơn phổ tế linh cảm diệu thông, Mặc tướng trang huy thượng đẳng thần”. Điều đó phần nào cho thấy giá trị văn hoá của Am Chúa đã được khẳng định từ xưa. Hiện nay di tích Am chúa nổi tiếng với những lễ hội vào ngày đầu tháng 03 âm lịch.

Pháp viện Thánh Sơn – Diên Lâm

Pháp Viện Thánh Sơn đang được rất nhiều Phật tử tìm đến để hành lễ trong những ngày đầu năm. Người dân xung quanh nơi đây vẫn hay gọi là Chùa Đá Mài, với những kiến trúc ban đầu bằng đá và quá trình xây dựng rất công phu. Được xây dụng vào năm 2006 đến nay vẫn chưa hoàn tất. Không gian chùa lại có nhiều cảnh và Tượng đẹp để người dân viếng chùa và tham quan.

Toạ lạc tại thôn Khánh Xuân, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh thuộc tỉnh Khánh Hoà. Vậy nên đầu tiên là ra khỏi ngoại ô Nha Trang theo hương Nam của Thành phố trước đã nhé.

thanh-dia-phap-son.jpg (592 KB)

Từ xa Pháp viện rất nổi bật khi nằm cao trên một ngọn đồi, nhìn xuống những cánh đồng và những triền dốc xanh thẳm; đi từ xa chúng ta đã có thể nhận ra Pháp viện với những công trình kiến trúc độc đáo và tuyệt đẹp. Men theo con đường đất nhỏ, khách hành hương có thể đến viếng Pháp Viện một cách dễ dàng, hòa vào cái không gian ấm cúng và từ bi của đất Phật.

Chùa Từ Vân

chua-tu-van.jpg (264 KB)

Chùa Từ Vân còn gọi là Chùa Ốc hay Chùa San Hô Chùa tọa lạc trên đường 3/4 Phường Cam Linh, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa. Chùa được xây dựng năm 1968, với những nét kiến trúc độc đáo do tự tay các nhà sư tại đây xây dựng
Điểm nổi bật trong chùa là Tháp Bảo Tích và 18 Tầng Địa Ngục. Tháp Bảo Tích được xây dựng từ những viên san hô xếp chồng lên nhau, kết hợp với vỏ ốc, vỏ sò tạo nên một không gian mang đậm phong vị biển cả. 18 Tầng Địa Ngục được xây dựng từ đá san hô, bên ngoài bao bọc là hình rồng, dài khoảng 500m.

Năm 1995, Thượng tọa Thích Thông Anh trụ trì chùa Từ Vân cùng các nhà sư của chùa tự tay thiết kế, xây dựng tháp theo phương pháp thủ công và phải mất 5 năm mới hoàn thành. Tháp cao 39m, có 8 cửa tượng trưng cho "Bát chánh đạo" (gồm: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm, chính định)