Xem thêm

Vài nét về bán đảo Hòn Gốm

cung-duong-phuot-nha-trang-hon-gom-1.jpg (120 KB)

Có nhiều tranh luận về điểm cực Đông của nước ta giữa Mũi Đại Lãnh (Phú Yên) và Mũi Đôi (Khánh Hòa), nhưng đối với nhiều dân phượt thì đó là phần lục địa nằm ở Mũi Đôi, bán đảo hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong số 5 điểm đến (4 cực, 1 đỉnh) mà các bạn trẻ yêu thích du lịch  bụi rất muốn chinh phục. Tại điển tọa độ này, một chóp inox đã được gắn vào ngày 4/8/2012 bởi một nhóm bạn để làm mốc điểm cực cho các đoàn đi sau.

Mũi Đôi – Hòn Đầu nằm trên bán đảo Hòn Gốm của vịnh Vân Phong, thuộc địa phận xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Người ta gọi là Mũi Đôi là vì tại một vị trí có hai doi đá cùng nhô ra biển Đông. Mũi Đôi còn có tên khác là Mũi Bà Dầu, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp với các kết cấu đá đã tạo thành những kỳ tác đá muôn hình, muôn vẻ. Đặc biệt, Mũi Đôi còn là điểm cực Đông và là nơi đón ánh bình minh sớm nhất của một ngày mới trên dải đất hình chữ S.

Cách di chuyển

cung-duong-phuot-nha-trang-hon-gom-2.jpg (104 KB)

Để đến được nơi đây, du khách phải theo ngã rẽ về hướng Đông Nam của tuyến đường cao tốc đoạn nối từ quốc lộ 1A phía Nam đèo Cổ Mã thuộc phía Bắc xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (giáp phía Nam xã Đại Lãnh) ra bán đảo Hòn Gốm xã Vạn Thạnh. Tại khu vực trung tâm xã có những bến tàu đưa du khách tham quan vịnh Vân Phong.

Tàu rời bến từ từ đưa ta ra hướng cửa vịnh, men theo bờ Nam bán đảo Hòn Gốm. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt ta thật ấn tượng là một cụm đá nổi trên mặt biển xanh ngát, mênh mông, trông như một hòn non bộ khổng lồ giữa biển khơi. Trong toàn bộ cụm đá ấy, có hai khối đá cao lớn nhất (khoảng trên chục mét) dáng đứng sừng sững, nghiêng nghiêng, trông chẳng khác nào Hòn Phụ Tử ở Hà Tiên.

Tiếp tục di chuyển một đoạn nữa, trên mặt biển đột ngột nổi lên một khối đá đơn độc. Ngay bên trên khối đá ấy, tạo hóa đã tạc nên hình tượng của một con vật vừa trông giống con cò trắng bằng đá, đầy đủ cả thân mình, đầu cổ vươn cao, vừa trông giống con vật bò sát kỳ lạ. Mới thoạt nhìn, ai cũng nghĩ rằng có thể do bàn tay con người điêu khắc nên. Người dân nơi đây đặt cho cái tên đượm sắc tâm linh: “Con Nghê” (là linh vật ta thường thấy trên các mái đình làng).

duong-di-ra-vinh-van-phong-hon-gom.jpg (107 KB)

Trên đường đi ra cửa vịnh, lác đác có những khối đá nổi lên trên triền núi xanh ngát cây rừng. Chăm chú lắm ta mới có thể nhìn thấy nơi hướng cao dần về đỉnh có một khối đá dựng trên triền núi như bức tượng bán thân của người thiếu nữ, tóc xõa dài bay trong gió. Sẽ có nhiều ngôn từ đặt tên cho tượng đá này tùy theo cảm nhận của mỗi người, riêng tác giả muốn đặt tên tượng là “ Dáng tóc mây”.

đá ở Mũi Gành Hòn Gốm

Khi tàu đưa ta đến cuối Mũi Gành rồi vòng lên phía Bắc bán đảo Hòn Gốm (lúc này ra khỏi cửa vịnh Vân Phong, giáp biển Đông), trên một đỉnh núi cao phía Tây xuất hiện sừng sững hai khối đá khổng lồ mang hình "con cóc" đang nhô đầu vươn lên trên đỉnh núi, ngạc nhiên ngóng nhìn đoàn người xa lạ xâm nhập vào vương quốc của riêng mình và khi tàu di chuyển đến một góc nhìn thích hợp thì đôi con cóc ấy dường như đang âu yếm bên nhau không rời.

Tàu đi thêm một đoạn nữa du khách sẽ thấy xuất hiện một khối đá hình chóp có đủ những góc cạnh, cho ta cảm tưởng như đang đứng trước các "Kim Tự Tháp" cổ ở Ai Cập.

Đến điểm cực Đông bán đảo Hòn Gốm cách Mũi Đôi khoảng chừng 600m, ta thấy một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa biển khơi có tên gọi “Hòn Đầu” (hoặc Hòn Đôi). Đây là thắng cảnh cấp quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu đã được Bộ VH-TT xếp hạng vào năm 2005, là nơi đất liền Việt Nam vươn ra xa nhất về phía Đông để đón ánh bình minh đầu tiên, nằm ở toạ độ 1090 27’ 654 kinh độ Đông, 120 39’ 447 vĩ độ Bắc.

Thời điểm lý tưởng

bình minh trên đảo Hòn Gốm

Thuộc huyện Vạn Ninh nên thời tiết tại Cực Đông sẽ mang nét đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa với hai mùa là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa thường ngắn, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 10 và 11. Từ tháng 1 đến tháng 8 là mùa khô, thời tiết mát mẻ nhất vào khoảng tháng 1-5, thời gian còn lại trời nóng, nhiệt độ có thể lên tới 34-38 độ C. Nếu có thể các bạn nên sắp xếp thời gian chinh phục Cực Đông vào khoảng đầu năm, trời mát, ít mưa sẽ không khiến bạn quá mệt mỏi và vất vả.

Sức hấp dẫn của bán đảo Hòn Gốm

bán đảo Hòn Gốm

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt ta thật ấn tượng là một cụm đá nổi trên mặt biển xanh ngát, mênh mông, trông như một hòn non bộ khổng lồ giữa biển khơi. Trong toàn bộ cụm đá ấy, có hai khối đá cao lớn nhất (khoảng trên chục mét) dáng đứng sừng sững, nghiêng nghiêng, trông chẳng khác nào Hòn Phụ Tử ở Hà Tiên.

Tiếp tục di chuyển một đoạn nữa, trên mặt biển đột ngột nổi lên một khối đá đơn độc. Ngay bên trên khối đá ấy, tạo hóa đã tạc nên hình tượng của một con vật vừa trông giống con cò trắng bằng đá, đầy đủ cả thân mình, đầu cổ vươn cao, vừa trông giống con vật bò sát kỳ lạ. Mới thoạt nhìn, ai cũng nghĩ rằng có thể do bàn tay con người điêu khắc nên. Người dân nơi đây đặt cho cái tên đượm sắc tâm linh: “Con Nghê” (là linh vật ta thường thấy trên các mái đình làng).

chup-hinh-canh-binh-minh-tai-hon-gom.jpg (108 KB)

Trên đường đi ra cửa vịnh, lác đác có những khối đá nổi lên trên triền núi xanh ngát cây rừng. Chăm chú lắm ta mới có thể nhìn thấy nơi hướng cao dần về đỉnh có một khối đá dựng trên triền núi như bức tượng bán thân của người thiếu nữ, tóc xõa dài bay trong gió. Sẽ có nhiều ngôn từ đặt tên cho tượng đá này tùy theo cảm nhận của mỗi người, riêng tác giả muốn đặt tên tượng là “ Dáng tóc mây”.

ban-dao-hon-gom-2.jpg (92 KB)

Gần cuối bán đảo Hòn Gốm có nhiều gành đá nhô ra biển thật ấn tượng. Ấn tượng nhất là một mũi đá mang hình tượng "con cá sấu khổng lồ" đang lặng lẽ ngâm mình trong nước, dáng vẻ như đang rình rập, chờ đợi con mồi.

Khi tàu đưa ta đến cuối Mũi Gành rồi vòng lên phía Bắc bán đảo Hòn Gốm (lúc này ra khỏi cửa vịnh Vân Phong, giáp biển Đông), trên một đỉnh núi cao phía Tây xuất hiện sừng sững hai khối đá khổng lồ mang hình "con cóc" đang nhô đầu vươn lên trên đỉnh núi, ngạc nhiên ngóng nhìn đoàn người xa lạ xâm nhập vào vương quốc của riêng mình và khi tàu di chuyển đến một góc nhìn thích hợp thì đôi con cóc ấy dường như đang âu yếm bên nhau không rời.

ban-dao-hon-gom-3.jpg (106 KB)

Tàu đi thêm một đoạn nữa du khách sẽ thấy xuất hiện một khối đá hình chóp có đủ những góc cạnh, cho ta cảm tưởng như đang đứng trước các "Kim Tự Tháp" cổ ở Ai Cập.

Tiếp tục đi lên hướng Đông Bắc, trên mặt biển xuất hiện một cụm đá màu xám đen như một hòn non bộ khổng lồ. Những khối đá ấy nhô cao lên trên mặt biển tưởng chừng như những cánh buồm khổng lồ khiến ta liên tưởng đến hình ảnh "Nhà hát Con Sò" (The Opera House) ở thành phố Sydney nước Úc (một kỳ quan thế giới về kiến trúc hiện đại). Dân gian quen gọi là “Mũi Cột Buồm”.

Đến điểm cực Đông bán đảo Hòn Gốm cách Mũi Đôi khoảng chừng 600m, ta thấy một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa biển khơi có tên gọi “Hòn Đầu” (hoặc Hòn Đôi). Đây là thắng cảnh cấp quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu đã được Bộ VH-TT xếp hạng vào năm 2005, là nơi đất liền Việt Nam vươn ra xa nhất về phía Đông để đón ánh bình minh đầu tiên, nằm ở toạ độ 1090 27’ 654 kinh độ Đông, 120 39’ 447 vĩ độ Bắc.

Chỗ nghỉ

leu-nghi-tai-ban-dao-hon-gom.jpg (78 KB)

leu-nghi-tai-ban-dao-hon-gom-2.jpg (236 KB)

Thường thì thời gian để chinh phục Cực Đông sẽ mất trọn vẹn một ngày, sáng đi thì chiều muộn về đến nơi. Để chuẩn bị cho ngày đi trek, tối hôm trước các bạn có thể tới Vạn Giã rồi sáng hôm sau đi vào Đầm Môn cho gần hoặc tới ngủ luôn ở Đầm Môn. Tại Đầm Môn hiện có duy nhất nhà nghỉ Hải Hà.

Đồ cần chuẩn bị

chuan-bi-dung-cu.jpg (375 KB)
Là một chuyến đi sẽ khá vất vả thế nên các bạn hãy chuẩn bị thật kỹ, việc này sẽ giúp chính bản thân bạn gặp phải ít trở ngại trên đường chinh phục Cực Đông hơn. Một số đồ dùng các bạn nên mang theo như sau:

- Lều trại, túi ngủ, dao, đèn pin, bật lửa (nếu các bạn cắm trại qua đêm tại bãi).

- Thực phẩm, đồ ăn (nếu đi trong ngày, không cắm trại các bạn chỉ cần mang lượng thực phẩm vừa phải để ăn trưa hoặc ăn nhẹ trên đường, nếu nghỉ lại qua đêm cần chuẩn bị nhiều hơn).

- Nước uống, rất quan trọng bởi đi trek với thời tiết nắng nóng cơ thể bạn sẽ cần rất nhiều nước. Mỗi người cần ít nhất khoảng 2 lít (đi trong ngày) hoặc 3 lít (đi quan đêm). Có thể mang theo một chút đường gluco hòa vào nước uống (đường này không ngọt lắm, hòa vào uống để giảm mỏi cơ).

- Giầy thể thao, quần dài, áo chống nắng, mũ rộng vành, khẩu trang, kem chống nắng (thời tiết sẽ rất nóng nên phải tự bảo vệ mình thôi).

- Các loại thuốc và dụng cụ y tế. Nhớ mang theo cả thuốc xịt muỗi, thuốc bôi chống côn trùng

- Một bộ quần áo mưa, túi nilon loại to để bọc balô trong trường hợp mưa

- Kính bơi và quần áo tắm

- Các thiết bị điện tử (điện thoại, máy đo GPS, máy ảnh..) và pin dự phòng nếu bạn muốn nghỉ ở lại Cực Đông

Hè đã tới rồi các bạn còn ngại ngần gì không mau rủ bạn bè cùng nhau chinh phục bán đảo Hòn Gốm này nhỉ. Hy vọng với những chia sẻ của An Nam Tour bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công.