Xem thêm: 

Lịch sử Nhà thờ Đá Nha Trang

Cuối thế kỷ 19 (khoảng năm 1885), giáo dân Công giáo tại Nha Trang chỉ khoảng vài trăm người. Năm 1886, người Pháp đặt cơ quan của chính quyền đô hộ tại Nha Trang và để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho số giáo dân này và cho cả viên chức người Pháp

nha-tho-nui-nha-trang-1.jpg (232 KB)

Họ xây tạm thời một nhà nguyện nhỏ bên bờ biển Nha Trang mà ngày nay là khu vực Tòa giám mục Nha Trang. Louis Vallet (1869-1945) – một linh mục người Pháp đang coi giáo dân vùng Nha Trang – đã có ý định thành lập một giáo xứ tại Nha Trang cùng với việc xây dựng một ngôi nhà thờ cho giáo xứ mới này.

Ngày 3 tháng 9 năm 1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ, có tên là núi Bông, độ cao khoảng 12 mét. Khoảng 500 trái mìn đã được sử dụng để tạo mặt bằng trên đỉnh núi. Lễ phục sinh năm 1929, khai trương con đường cho xe chạy lên núi. Ðến tháng 6 cùng năm, lối đi lên núi dành cho người đi bộ (gồm 53 bậc cấp) nằm ở hướng Bắc được hoàn thành. Sau đó là các công trình phụ như nhà bếp, nhà ở cho người giúp việc, nhà kho, các bậc thang từ đường chính lên… lần lượt được đưa vào sử dụng. Ðến tháng 3/1930, hoàn thành xây nhà xứ (tức là nhà dành cho các sinh hoạt ngoài phụng vụ của giáo xứ). Ngày 12 tháng 2 năm 1933, Vua Bảo Đại có viếng thăm công trình này.

nha-tho-nui-nha-trang-2.jpg (266 KB)

Ngày 14 tháng 5 năm 1933, trong lễ thánh Jeanne d’Arc, nhà thờ được cung hiến và khánh thành. Cha Louis Vallet chọn Chú Kito Vua làm tước hiệu quan thầy nhà thờ. Ngày 29 tháng 7 năm 1934, Khâm sứ Toà Thánh Dreyer làm phép quả chuông đặt tên hiệu là Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, do một nữ tín hữu ở Sài Gòn dâng tặng. Tháp chuông được khánh thành vào ngày 3 tháng 12 năm 1935.

nha-tho-nui-nha-trang-3.jpg (226 KB)

Ngày 24 tháng 10 năm 1945, linh Mục Louis Vallet qua đời. Thi hài ông được an táng dưới chân núi, bên phải con đường lên nhà thờ. Khoảng năm 1969, đồng hồ trên tháp bị hư và đã không được sửa cho tới tận năm 1978 và tiếp tục hoạt động từ đó đến nay. Ngày 10 tháng 06 năm 1987, vách đá dọc theo con đường chính lên nhà thờ được làm thành nơi đặt tro cốt những người chết được bốc dỡ từ nghĩa trang của giáo xứ theo quyết định của Nhà nước.

nha-tho-nui-nha-trang-4.jpg (482 KB)

Ngày 5 tháng 7, 1957 Giáo phận Nha Trang chính thức được thành lập từ việc chia tách Giáo phận Qui Nhơn nhưng mới chỉ là giáo phận tông tòa. Ngày 24 tháng 11, 1960, Giáo Phận Nha Trang mới được nâng lên hàng giáo phận chính tòa, lúc này, Nhà thờ Nha Trang được chính thức được chọn làm nhà thờ chính tòa của giáo phận, họ đạo Nha Trang trở thành giáo xứ Chính Tòa. Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường.

Thông tin về nhà thờ núi tại Nha Trang:

nha-tho-nui-nha-trang-5.jpg (284 KB)

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Phước Tiến, Tp. Nha Trang, Khánh Hòa. Ngay trung tâm thành phố cạnh ngã sáu.

Giờ mở cửa:

  • Ngày thường: 5h30 sáng đến 17h00 tối.
  • Ngày thứ 7 lúc 17h có thánh lễ
  • Chủ nhật: 5h đến 7h sáng, 11h đến 16h30 chiều.

Điểm thu hút ở nhà thờ núi Nha Trang

Một trong những điểm mà bạn không nên bỏ qua khi đến Nha Trang chính là nhà thờ đá nằm trên độ cao 12 m giữa trung tâm thành phố.

Hàng năm, thành phố Nha Trang thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Ngoài những thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển dài với bãi cát trắng tuyệt đẹp, các hòn đảo nổi tiếng như Hòn Tre, Hòn Tằm với đủ trò chơi trên biển, khu nghỉ dưỡng Vinpearland, vịnh Vũng Rô, bãi dài Cam Ranh… Nha Trang còn có rất nhiều điểm đến văn hóa và lịch sử nằm ngay trong thành phố.

nha-tho-nui-nha-trang-6.jpg (189 KB)

Nằm trên độ cao 12 m giữa trung tâm thành phố, nhà thờ đá Nha Trang là địa điểm thu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với tên gọi giản dị là nhà thờ đá, nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Ngã Sáu. Phổ biến hơn cả vẫn là tên gọi Nhà thờ Núi. Nhà thờ là một trong những nét kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Pháp.

Với tư tưởng truyền bá lối sống cao đẹp của Công giáo tại Nha Trang, giáo sĩ Louis Vallet (1869 – 1945) đã dành tâm huyết của ông để xây dựng nhà thờ. Sau khi mất, mộ của ông được đặt ở dưới chân núi của nhà thờ.

Nhà thờ công giáo với kiến trúc phương Tây là điềm đến yêu thích của các cặp uyên ương khi muốn có bộ ảnh cưới đẹp.

nha-tho-nui-nha-trang-7.jpg (157 KB)

Ngày 3/9/1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ có tên là núi Bông. Cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có. Để tạo mặt bằng trên đỉnh núi, người ta đã sử dụng khoảng 500 vỏ trái mìn.

Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc nhà thờ Công giáo phương Tây. Lối kiến trúc này giống với nhà thờ ở Sa Pa và một số địa điểm khác tại Việt Nam. Một gác chuông cao ở chính giữa có treo 3 quả chuông là điểm dễ nhận biết của các nhà thờ Công giáo phương Tây.

Lưu ý khi đi tham quan tại Nhà thờ đá Nha Trang

nha-tho-nui-nha-trang-8.jpg (304 KB)

Nhà thờ là nơi linh thiêng nên bạn nhớ chú ý tới cách ăn mặc: mặc quần áo lịch sự, váy/ quần qua đầu gối là được.

Cẩn thận: Ở cổng chính và cả cổng sau của nhà thờ hay có nhóm người chuyên lừa đảo du khách nước ngoài để thu tiền vé tới 50.000 vnđ/người. Bạn nên nhớ là Nhà thờ đá Nha Trang vào cửa hoàn toàn miễn phí nhé

Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa là địa điểm thu hút rất nhiều du khách nên đến Nha Trang rồi thì đừng bỏ lỡ nhé. Hy vọng những chia sẻ của An Nam Tour sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Chúc các bạn có chuyến đi thật vui vẻ và đầy trải nghiệm.nha